Chống nóng mái tôn luôn là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc sử dụng mái tôn trong công trình nhà ở hay nhà xưởng đều rất tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của vật liệu này là tính hấp thụ nhiệt cao do được làm từ kim loại. Do đó, để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất ổn định, cần phải có giải pháp phù hợp để khắc phục yếu điểm nhiệt độ, chống nóng mái tôn. Vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất lại vừa hạ giá thành chi phí thi công. Vậy hãy cùng CANGO tìm hiểu ưu nhược điểm của 3 phương pháp tiêu biểu qua bài viết hôm nay.
1. Sơn chống nóng mái tôn
Giải pháp đầu tiên được cho là chống nóng mái tôn hiệu quả hiện nay là sơn chống nóng. Đây là phương pháp tương đối phổ biến cho nhà ở, được nhiều chủ gia đình lựa chọn.
1.1. Ưu điểm của sơn chống nóng:
Sơn chống nóng mái tôn đem tới cho người dùng hiệu quả chống nóng tương đối tốt.
- Sơn chống nóng làm giảm sự hấp thụ nhiệt độ từ ánh mặt trời của mái tôn.
- Theo kiểm nghiệm chuyên gia, sơn chống nóng có thể hạ nhiệt từ 5 – 10 độ C.
- Tương đối dễ thi công với nhà ở, có thể tự thi công trong trường hợp tiết kiệm chi phí.
1.2. Nhược điểm của phương pháp:
Tuy có hiệu quả cao, làm giảm sự hấp thụ nhiệt nhưng sơn chống nóng vẫn còn nhiều nhược điểm.
- Chi phí vật tư lớn. Chi phí thi công trên diện tích rộng tương đối cao.
- Sơn chống nóng mái tôn dễ ăn mòn, làm hoen gỉ kim loại. Làm giảm tuổi thọ và thời gian sử dụng của mái tôn.
- Thời điểm thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết để sơn khô và đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Lưu ý trước khi thi công:
Để sơn chống nóng mái tôn phát huy hết tác dụng, trước khi thi công cần phải lưu ý:
- Làm sạch bề mặt bên ngoài của mái tôn, loại bỏ bụi bẩn và các vật cản trên bề mặt.
- Sử dụng sơn chống gỉ, chống ăn mòn kim loại lên bề mặt tôn trước khi thi công. Không nên sử dụng sơn chống nóng trực tiếp lên mái tôn.
Bạn nên sử dụng sơn chống nóng mái tôn trong trường hợp:
- Đối tượng cần chống nóng mái tôn là nhà ở có diện tích không quá lớn, dễ thi công.
- Không nên sử dụng giải pháp này để làm mát cho nhà xưởng sản xuất có diện tích rộng. Tránh lãng phí vật tư, chi phí và kéo dài thời gian thực hiện.
- Lựa chọn thời tiết phù hợp khi bước vào thi công. Tránh trời mưa gió nồm ẩm dễ rửa trôi lớp sơn chống nóng.
- Nên quét 2 lớp sơn để hiệu quả chống nóng được tối ưu nhất.
2. Chống nóng mái tôn bằng trần thạch cao
Bên cạnh sơn chống nóng, trần thạch cao cũng là một giải pháp chống nóng mái tôn hiệu quả. Tuy không còn là phương pháp mới nhưng công nghệ hiện đại đã nâng cao hiệu quả chống nóng của trần thạch cao hơn rất nhiều.
2.1. Ưu điểm của trần thạch cao:
Trần thạch cao hiện nay được sử dụng nhiều trong chống nóng nhà ở và văn phòng.
- Ngăn cách sự hấp thụ nhiệt từ bên ngoài của mái tôn. Tránh tình trạng mái tôn nóng làm nóng không gian nhà.
- Hiệu quả chống nóng cực tốt. Đặc biệt khi được thi công bên dưới mái tôn sẽ làm giảm nhiệt độ phòng đi đáng kể. Làm mát từ 5 – 8 độ C.
- Tính thẩm mỹ cao, có thể lựa chọn tạo hình trần thạch cao theo nhiều mẫu khác nhau.
2.2. Nhược điểm:
Ngoài việc có khả năng chống nóng tốt và thẩm mỹ cao, trần thạch cao có khá nhiều nhược điểm.
- Giá thành thi công tương đối cao, rơi vào khoảng 150.000 đồng/ m2.
- Chỉ sử dụng được trong văn phòng, nhà ở mà chưa khả thi khi chống nóng nhà xưởng.
- Tuổi thọ không quá cao và vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ rơi vỡ thạch cao gây nguy hiểm.
2.3. Lưu ý trước khi thi công:
Để sử dụng trần thạch cao chống nóng mái tôn hiệu quả, bạn cần:
- Khảo sát trước địa điểm thi công. Tránh sử dụng trần thạch cao tạo hình thẩm mỹ cho công trình xung yếu, dễ xảy ra tai nạn.
- Sử dụng trước lớp vật liệu lót dưới mái tôn, tránh nhiệt tác động trực tiếp lên trần thạch cao.
Trần thạch cao là biện pháp chống nóng mái tôn hiệu quả khi:
- Cần tạo hình thẩm mỹ cho văn phòng, nhà ở đồng thời chống nóng cho mái tôn.
- Diện tích công trình thi công không quá lớn nhằm tiết kiệm chi phí.
- Không nên thi công cho nhà xưởng do điều kiện sử dụng chưa phù hợp, dễ xảy ra tai nạn.
Như vậy, có thể thấy, trần thạch cao là một biến pháp chống nóng mái tôn khá tốt. Vừa đem lại được tính thẩm mỹ cho người dùng, vừa làm giảm nhiệt đi đáng kể. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chưa thực sự phù hợp khi sử dụng cho nhà xưởng. Chi phí thi công vẫn còn cao. Vậy chúng ta hãy cùng đến với phương pháp cuối cùng trong bài viết hôm nay.
3. Sử dụng vật liệu chống nóng mái tôn
Với việc hội tụ đầy đủ phẩm chất cần có của một giải pháp chống nóng mái tôn hiệu quả hàng đầu, vật liệu chống nóng xứng đáng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi loại công trình.
3.1. Ưu điểm của vật liệu chống nóng:
Vật liệu chống nóng mang trong mình nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội hơn hẳn các giải pháp khác.
- Gồm nhiều loại vật liệu khác nhau như panel xốp , xốp PE – OPP, tấm túi khí cách nhiệt chống nóng,… Dễ dàng lựa chọn tùy thuộc công trình phù hợp.
- Giá thành phải chăng hơn các phương pháp chống nóng mái tôn khác.
- Được ốp thẳng vào bên dưới mái tôn trong quá trình thi công, giảm nhiệt trực tiếp từ mặt trời.
- Làm mát từ 6 – 9 độ C so với điều kiện nhiệt độ thời tiết bên ngoài.
- Thi công dễ dàng, không gây tai nạn trong quá trình sử dụng, không chịu tác động môi trường.
3.2. Nhược điểm:
Với rất nhiều ưu điểm, vật liệu chống nóng vẫn tồn tại một nhược điểm duy nhất. Đó chính là việc xuất hiện nhiều sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này đặt ra vấn đề cần phải lựa chọn nhà cung cấp uy tín.
3.3. Lời khuyên từ chuyên gia:
Để vật liệu chống nóng phát huy tối đa hiệu quả làm mát mái tôn, bạn nên:
- Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu uy tín, vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Lựa chọn đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm, có thể đánh giá phân tích tổng thể công trình.
- Lựa chọn loại vật liệu chống nóng mái tôn phù hợp.